- Nhận định của Chính phủ: CPI năm 2011 tăng ở mức 15-17%
“Bên cạnh những nguyên nhân khách quan khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao thì yếu tố chủ quan xuất phát từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế là nguyên nhân chính...”
- Tp.HCM: Tăng 1,07%, CPI tháng 7 tăng tốc trở lại
Theo Cục Thống kê TP.HCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố trong tháng 7/2011 đã tăng 1,07% so với tháng trước.
- TP.Hà Nội: CPI tháng 7/2011 tăng 1,32%
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, CPI tháng 7 của thành phố đã tăng 1,32% so với tháng trước và tăng 21,55% so cùng kỳ năm trước.
- Xuất khẩu nông sản sang trung quốc: Rủi ro vì “ăn xổi”
Việc các thương nhân Trung Quốc ồ ạt thu mua hàng nông sản VN trong thời gian gần đây khiến nông dân hết sức phấn khởi vì bán hàng được giá hơn so với trong nước. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cảnh báo cả nhà sản xuất và DN cần cẩn trọng trước những rủi ro tiềm ẩn.
- Nhận diện lại FDI : “Mặt trái của tấm huân chương”
Không thể phủ nhận những thành quả mà dòng vốn FDI đã mang lại cho nền kinh tế VN. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sau những “lùm xùm” xung quanh việc các dự án FDI “mượn vốn trong nước”, gây ô nhiễm môi trường, tranh chấp lao động... nhiều ý kiến nhìn nhận lại hiệu quả của dòng vốn này mang lại.
- Nghịch lý giá xăng dầu: Người tiêu dùng luôn chịu thiệt
Thời gian qua, dư luận không đồng tình về quyết định của Liên Bộ Tài chính - Công thương không giảm giá xăng dầu trong khi giá mặt hàng này trên thế giới đang giảm mạnh.
- Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam: Thép thừa vẫn có lãi!
Hiệp hội thép VN (VSA) liên tục cảnh báo việc thừa công suất, nhưng hàng loạt dự án thép, đặc biệt là các dự án nằm ngoài “vùng phủ sóng” vẫn được cấp phép. Đó là vấn đề nói mãi rồi. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay vẫn có hàng loạt DN trong ngành thép công bố lãi lớn.
- Những “đầu tầu” đẩy… CPI
Có tới 6 yếu tố hay là "đầu tầu" thúc đẩy, gây sức ép làm tăng giá trong những tháng còn lại của năm 2011.
- 'Không cần kiểm toán giá xăng dầu'
Khẳng định giá xăng dầu công khai, minh bạch, Tổng công ty Xăng dầu VN cho biết, hằng năm, đơn vị này đều có kiểm toán độc lập. Còn lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, không cần kiểm toán giá xăng dầu vì thực tế 'chẳng ai kiểm toán một mặt hàng'.
- Kiểm toán ngân sách và tài sản của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương
Kiểm toán Nhà nước vừa triển khai kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2010 tại Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
- 'Thịt lợn tăng giá không phải vì Trung Quốc thu gom'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) hôm qua họp khẩn làm rõ nguyên nhân giá các loại thực phẩm và rau củ quả tăng mạnh thời gian gần đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng tại công điện hỏa tốc ngày 9/7.
- Quyết liệt bình ổn giá thực phẩm Giá tăng vì bão hay nguồn cung?
Nhiều ngày qua, mặt hàng rau xanh tăng giá đột biến khiến không ít người tiêu dùng lo lắng. Theo Cục Trồng trọt, lý do chính vẫn là ảnh hưởng của cơn bão số 2 hồi cuối tháng 6.2011. Phó Cục trưởng Phạm Đồng Quảng nói: “Mưa lớn nhiều nơi khiến các loại rau ăn lá hư hại. Tăng giá nhiều nhất là nhóm rau muống, cải, cà chua, rau sống và hiện phải nhập từ Lâm Đồng và Trung Quốc”.
- Bộ Tài chính giãi bày việc chưa giảm giá xăng dầu
Thuế cũng như giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu vẫn phải giữ nguyên như hiện nay, bởi theo Bộ Tài chính diễn biến trên thị trường thế giới đang thất thường, giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu vẫn giữ mức cao.
- Đã đến lúc sử dụng các công cụ thị trường
Lạm phát và lãi suất luôn tỷ lệ thuận với nhau, lạm phát cao, lãi suất cao và ngược lại. Nhưng trong bối cảnh lạm phát cả năm dự đoán lên tới 17 - 18% thì nhiều dấu hiệu hiện nay lại mang đến kỳ vọng giảm lãi suất. Đây cũng là vấn đề gây tranh cãi trong tuần qua.
- Câu hỏi về giá xăng
Giá xăng Ron92 bình quân tháng 6.2011 do Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nhập từ Singapore đã giảm gần 8% so với tháng 4.2011, nhưng từ đó đến nay vì sao giá bán lẻ chưa giảm, dù mức thuế nhập khẩu vẫn đang ở mức 0%?